"GDP tăng trưởng nhưng từ đây đến Tết tâm lý bi quan đâu đó vẫn còn",ườitiêudùngcóthểcòndèsẻnsắmTếsố tài khoản ngân hàng bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao công ty nghiên cứu thị trường Kantar WorldPanel Việt Nam nhận định tại hội thảo "Biến động thị trường và Cơ hội kinh doanh mùa cuối năm" hôm 4/10. Theo bà, sự tự tin chi tiêu của người tiêu dùng có thể phản ứng chậm hơn số liệu GDP.
Bình luận của bà Nga đưa ra sau khi dữ liệu kinh tế Việt Nam quý III có nhiều chuyển biến tích cực, với GDP tăng 5,33% so với cùng kỳ 2022, theo Tổng cục Thống kê. Tính chung 9 tháng, GDP tăng 4,24%.
"Hai quý gần đây, mối quan tâm về an toàn vệ sinh thực phẩm giảm nhẹ trong khi lo lắng về thu nhập, chi phí và việc làm ổn định tăng nhanh. Ba điều này ảnh hưởng đến mức độ chi tiêu của người tiêu dùng", bà Nga cho biết.
Theo khảo sát Kantar, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam nói tình hình tài chính "không ổn" tăng lên trong các quý gần đây, mặc dù đã hết Covid-19 và dịp hè - thời điểm tâm lý tiêu dùng thường tích cực. Vào quý II, có 28% gia đình được hỏi nói "không ổn", so với mức 24% vào quý IV/2022 và 19% vào quý IV/2029, tức trước dịch.
Trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn theo tiêu chí: ưu tiên sức khỏe, tăng trải nghiệm tại nhà, cá nhân hóa nhu cầu. 66% cho hay định cắt giảm chi tiêu giải trí bên ngoài (đi xem phim, hát karaoke) tiếp đến là giảm ăn ngoài và sắm thiết bị gia dụng.
Với những sản phẩm bắt buộc mua, nhiều người chuyển sang phân khúc thấp hơn, mua số lượng lớn để tiết kiệm, tìm kiếm khuyến mãi. Thời gian qua, 40% ngành hàng trong tiêu dùng nhanh (FMCG) không thể giữ chân khách hàng vì điều này. Top 5 sản phẩm bị chuyển sang phân khúc giá thấp hơn là dầu ăn, nước rửa chén, nước giặt, tã em bé, kem chống nắng.
Ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc công ty Mỹ Hảo, chia sẻ cũng cảm nhận được khó khăn. Hết 9 tháng, công ty ông chỉ đạt hơn 50% mục tiêu doanh số năm. Mỹ Hảo còn hơn 2 tháng để kiếm thêm 20% chỉ tiêu. "Năm nay chúng tôi phải cố gắng đạt được 80%", ông Vinh nói.
Đánh giá thị trường Tết, ông Vinh dự đoán tình hình kinh doanh hai tháng cao điểm sẽ khả quan hơn ngày thường nhưng cũng phải cần nỗ lực có giá phải chăng và tiện dụng hơn mới hút khách. Ví dụ, Mỹ Hảo có loại bình nước rửa chén 5 lít và gần đây họ tung ra loại 4 lít.
Dịp Tết, công ty định bán loại nhỏ hơn với 3 lít và có vòi rót. "Tiền bạc của khách hàng giờ hạn hẹp, mình phải tính ra sản phẩm để một lần mua của họ không tốn nhiều, phải có giá tốt, tiện lợi và chất lượng", ông Vinh nói.
Bức tranh thị trường lao động đến quý III tiếp tục cải thiện nhưng vẫn có những chỉ báo bất lợi cho sức mua thời gian tới. Theo Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm tăng nhưng chất lượng chưa bền vững, như công việc không ổn định, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thấp.
Theo đó, số người có việc làm phi chính thức quý III là 33,4 triệu người, tăng 355.800 người so với cùng kỳ 2022. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng 0,14 điểm phần trăm. Thu nhập bình quân lao động tiếp tục tăng nhưng chậm lại đáng kể, đạt 5,3% so với cùng kỳ 2022 (cùng kỳ tăng 6,7%).
Từng bán được 30 tỷ đồng cà pháo ngâm mỗi năm, ông Nguyễn Quốc Tuấn, CEO Sông Hương Foods nói 2023 không thể đạt được con số này. Giờ trung bình mỗi tháng ông chỉ bán được hơn một tỷ đồng mặt hàng này. Để ổn định duy trì doanh thu 100 tỷ đồng như các năm trước, công ty ông dồn lực cho các mặt hàng mới còn sức cầu, là các loại bánh truyền thống địa phương cấp đông.
Các loại bánh nậm, bánh lọc ông Tuấn cho hay tiêu thụ khả quan ở kênh siêu thị nội địa. Trong khi, các dòng bánh mới như bánh cam nhân đậu đỏ, bánh gai, xôi vò góp phần "cứu" doanh thu qua kênh xuất khẩu. "Tết tới đơn hàng bánh xuất khẩu có giá trị gấp đôi cùng kỳ, đạt 600.000 USD, góp phần giúp chúng tôi đạt mục tiêu đạt 1,5 triệu USD từ xuất khẩu bánh cấp đông", ông Tuấn cho biết.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, thông thường người Việt mua sắm nhiều vào 3 tuần trước Tết Nguyên đán. Riêng 2 tuần trước Tết chiếm 60% doanh thu dịp này. Tết Giáp Thìn 2024 tới có thời gian kinh doanh cao điểm trong 5 tuần kéo dài 7/1 đến 10/2. Trong đó, có 3 xu hướng lớn mà doanh nghiệp cần lưu ý trong bối cảnh người dân còn có thể thắt chặt chi tiêu.
Một làưu tiên các sản phẩm có tính ứng dụng cao. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, người tiêu dùng sẽ đánh giá lại mức độ quan trọng và có sự ưu tiên ngành hàng nào có giá trị trong đời sống thường nhật. Theo đó, thực phẩm, tiêu dùng nhanh cơ hội tiếp tục tăng trưởng.
Hai là xu hướng cao cấp hóa sẽ chậm lại. Người tiêu dùng đang lạc quan hơn về tình hình tài chính trong 12 tháng tới nhưng dấu hiệu nới lỏng các hạn chế chi tiêu chưa rõ nét trong Tết 2024. Họ sẽ không cắt chi tiêu những mặt hàng thiết yếu và quà tặng nhưng sẽ có xu hướng tìm kiếm sản phẩm ở phân khúc thấp hơn hoặc nhiều khuyến mại hơn, theo bà Nga.
Cuối cùng,sự tiện lợi sẽ chiếm ưu thế trong việc chọn kênh mua sắm. Khách hàng sẽ chọn kên mang lại nhiều giá trị hơn là trung thành một lựa chọn nhất định. Những trải nghiệm mua sắm mới nhờ công nghệ như thương mại điện tử hoặc có tính tiện lợi cao như siêu thị nhỏ được dự đoán phát triển mạnh.
Viễn Thông